TÂM THAM MUỐN…

TÂM THAM MUỐN
——–
#Đại_Bảo_Tháp_Mandala_Tây_Thiên

☸️Vì con người có quá nhiều tham muốn, nên xúc tình tham muốn rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng cõi giới chúng ta đang sống thuộc về dục giới. Điều này thực sự đúng bởi 99% các hoạt động của chúng ta đều bắt nguồn từ tham muốn chứ không phải là nhu cầu thực sự. Vì tham muốn mạnh mẽ mà chúng ta phạm phải nhiều ác nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng có thể nói rằng việc thực hành một số thiện nghiệp cũng là tham muốn.

☸️Nhưng đối với tâm nguyện đạt giác ngộ thì sao? Khi muốn đạt được giác ngộ, chúng ta cần có hiểu biết nhất định về giác ngộ – sự giải thoát hoàn toàn khỏi vọng tưởng chấp ngã. Vì thế, chúng ta cần có đôi chút hiểu biết về tâm vô ngã, hay trạng thái vô ngã của thực hành Trí tuệ Bát nhã. Khi bắt đầu có tâm nguyện đạt giác ngộ thì ít nhất chúng ta cũng đã hiểu được con đường đạo thực hành vô ngã, thực hành Trí tuệ Bát nhã, thực hành Đại Thủ Ấn. Đây là lý do tại sao mong muốn đạt được giác ngộ lại có sự khác biệt to lớn. Tâm nguyện đó thoạt nhìn dường như là một tham muốn, nhưng lại không hề tiêu cực, vì hiểu biết trực tiếp hay gián tiếp về vô ngã là nhân của những thay đổi và khác biệt. Nhiều người quan tâm đến vấn đề này của nghiệp và cùng đặt ra một câu hỏi như nhau: “Tại sao chúng ta phải tu tập để đạt được giác ngộ? Tại sao chúng ta cần thực hành nếu không có thứ gì là thực chắc? Giác ngộ có thể cũng không thực chắc?” hay “Muốn đạt được giác ngộ là sự tham muốn – điều này không tốt. Vì thế chúng ta không nên có ý muốn đó”.

http://daibaothapmandalataythien.org/lam-nao-de-phan-biet-nhu-cau-can-thiet-va-tam-tham-muon




Mời bạn xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa tại: Lớp Học Thiền
Nguồn: Đại Bảo Tháp Mạn Đà La Tây Thiên

[ipt_fsqm_form id=”52″]

Trả lời