Vì Sao Chúng Ta Gặp Nhau?

Phật dạy chúng ta, mọi mối quan hệ cha con, anh em, vợ chồng cho đến với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên, đó là :

1. Báo ân,

2. Báo oán,

3. Đòi nợ,

4. Trả nợ.

Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, người dưng, không quen. Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp kể trên.

Cổ đức có dạy:

“Vô ân oán bất thành phu phụ – không có ân oán với nhau thì không thành chồng vợ”.

Do đó, không có mối quan hệ với nhau trong tình huyết thống (cha mẹ con cái), vợ chồng… thì khó lòng mà trả vay được. Vì không đủ lý do hay nói chính xác hơn đó là chưa đủ duyên;

Chúng ta không thể chết sống với một đứa trẻ nghèo khổ, bệnh tật của người hàng xóm nhưng lại hy sinh tất cả cho con. Chúng ta không thể chịu đau thương, thiệt thòi với người lạ nhưng chúng ta lại cam chịu mọi thứ với vợ chồng… Đó là quy luật công bằng của nhân quả.

Chúng Ta Gặp Nhau Là Vì Sao? Người xưa từng nói “Oan trái nên giải không nên kết”.

Đây là câu nói bằng trí tuệ, kiểm chứng từ sự giác ngộ chớ không phải là lời nói suông. Bởi dưới cái nhìn của Phật giáo, nhân quả có mối liên hệ đến ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Vì vậy, mọi hệ quả của nó đều phản ánh ít nhiều của một cái bóng quá khứ.

Người giác ngộ được nhân quả sẽ bình thản hơn trong mọi “bất công” mà mình gặp phải, khéo léo giải quyết và ứng xử mọi việc một cách hợp tình, hợp lý. Không phải ai cũng có lý trong việc giải quyết vấn đề mà khi nhân quả kết thúc thì mọi thứ đều có lý.

Cũng thế, khi thấu suốt nhân quả người đó sẽ có thái độ phản ứng rất tuyệt vời và rất cao thượng. Người sống trong vô minh thì phản ứng thô bạo và sòng phẳng nhưng lại ít hiệu quả, thậm chí đem lại những hậu quả đáng tiếc hơn.

Do đó, tu tập là cách thức chuyển nghiệp tích cực và là ban tặng hạnh phúc đích thực cho chính mình và tha nhân trong đời này cũng như nhiều đời sau.

Mời quý vị xem thêm các bài viết khác:

Trả lời