10 PHÚT THIỀN CÓ THỂ GIÚP BẠN SÁNG TẠO HƠN?

Trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, sáng tạo là một phần của công việc. Cho dù bạn đang cố gắng giải quyết xung đột giữa các bên liên quan, tìm giải pháp cho vấn đề của khách hàng, hay đưa ra dòng sản phẩm mới, giải pháp có lẽ không xuất hiện từ lý thuyết  sách vở. Tuy nhiên, thực sự khó khăn khi duy trì và liên tục có những ý tưởng hay sau nhiều ngày liên tục. Bạn sẽ làm gì khi hết ý tưởng. Làm thế nào để lấy sự tự tin để có ý tưởng đây?

Một giải pháp đang ngày càng phổ biến chính là Thiền chánh niệm. Các tập đoàn đi tiên phong như Google, Goldman Sachs và Medtronic đã giới thiệu thiền và các hình thức chánh niệm khác tới nhân viên công ty. Các nhà điều hành ở các tập đoàn này cho rằng Thiền không chỉ hữu ích để giảm stress mà còn giúp trau dồi sự sáng tạo, mở ra hướng đi mới khi không có phương án giải quyết.

Để hiểu sâu hơn về hiệu quả những buổi tập thiền ngắn giúp nâng cao sự sáng tạo, chúng tôi đã nghiên cứu thông qua tài liệu và một số thí nghiệm. Dưới đây là những nghiên cứu của chúng tôi

Thiền chánh niệm giúp tăng cường sự sáng tạo.

Nhiều nhà điều hành đã tập thiền vì họ phát hiện ra rằng thiền giúp họ thay đổi tâm trạng khi căng thẳng gia tăng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có nhiều ảnh hưởng tích cực tới không khí làm việc.

Tập thiền thường xuyên giúp tăng cường sự bền bỉ, giúp bạn loại bỏ căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và có cái nhìn tích cực hơn vì vậy bạn có thể bỏ lại sau lưng những thất bại. Thiền giúp bạn phát triển khả năng để rũ bỏ cái tôi và khuyến khích có suy nghĩ thấu đáo hơn, điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định.

Trong quyển Mindfulness for Creativity của Danny Penman, ông đồng ý rằng thiền chánh niệm giúp tăng cường 3 kỹ năng thiết yếu và cần thiết trong việc giải quyết vấn đề sáng tạo.

Đầu tiên, thiền giúp bạn có suy nghĩ khác và đa dạng. Nói cách khác, thiền giúp mở mang tâm trí và có những ý tưởng mới.

Thứ hai, tập thiền giúp tăng cường sự tập trung và khiến dễ dàng hơn khi đưa ra những ý tưởng mới hữu ích hơn.

Cuối cùng, thiền nuôi dưỡng tính khích lệ và bền bỉ khi đối mặt với sự hoài nghi và thất bại, điều này quan trọng vì thất bại có mối liên hệ chặt chẽ tới bất kỳ quy trình sáng tạo nào.

Từ 10 tới 12 phút thiền là đã đủ tăng cường sự sáng tạo

Để chứng thực thêm rằng sự sáng tạo là lợi ích thấy được sớm nhất khi tập thiền và kiểm tra những phát hiện sớm có thể ứng dụng thế nào để tạo ra ý tưởng trong các tổ chức, chúng tôi thực hiện tại Đại học Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan.

Không như mục tiêu của các nghiên cứu trước đó, chúng tôi quan tâm liệu chỉ trong vài phút thiền có đủ để tăng cường sự sáng tạo hay không. 129 sinh viên được chia ra làm 3 nhóm và được phân loại để hoàn thành một nhiệm vụ sáng tạo: Tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh khả thi bằng cách sử dụng thiết bị bay không người lái.

Trước khi quá trình lên ý tưởng bắt đầu, một nhóm được nghe 1 bài audio hướng dẫn thiền trong vòng 10 phút, nhóm thứ hai tập thiền thử khoảng 10 phút (họ được suy nghĩ bất cứ thứ gì họ muốn) còn nhóm thứ ba phải lên ý tưởng ngay lập tức.

Mỗi nhóm đưa ra số lượng ý tưởng gần như nhau và độ dài của mô tả ý tưởng cũng tương tự. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là những người tập thiền có ý tưởng được áp dụng rộng rãi hơn. Ý tưởng của nhóm người không tập thiền chỉ có ít nhất 2 loại, còn nhóm người tập thiền thì có ý nhất 3 loại.

Ý tưởng của mỗi cá nhân trong nhóm người không tập thiền (20% của 2 nhóm) có khoảng 5 loại (như vận chuyển và làm phim). Làm phép so sánh, ý tưởng của mỗi thành viên trong nhóm người tập thiền (chiếm khoảng 21%) bao gồm việc làm vườn (chặt cây, tưới hoa) và bảo an (dập lửa) và bao gồm của những thứ hợp lý khác (rửa cửa sổ) và ngớ ngẩn (cho hươu cao cổ ăn).

Chúng tôi tìm các lý do khác mà thiền có thể giải thích sự khác biệt. Trong các phân tích hồi quy khác, chúng tôi điều chỉnh một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự thuận tiện của ý tưởng, như liệu người tham gia có thích nhiệm vụ brainstorm hay không.

Mặc dù đã loại bỏ những kết quả từ những yếu tố khác, người tập thiền có khoảng 22% ý tưởng rộng hơn so với 2 nhóm không tập thiền.

Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng tập thiền ngắn cũng tương tự như tập thể dục vậy, thường đưa người tập tới trạng thái tích cực và thư giãn hơn. Trong nhóm tập thiền, hầu hết mọi người ít cảm thấy tiêu cực hơn. Đặc biệt là thiền giúp người tập giảm đi cảm giác trống trải (khoảng 23%), cảm giác lo lắng (khoảng 17%), và cảm giác kích thích (khoảng 24%).

Để chứng thực hơn những phát hiện này, chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm thứ hai với một nhóm bao gồm 24 giám đốc sáng tạo tại một tổ chức nghiên cứu lớn của Hà Lan. Tương tự như bài tập cho các sinh viên, các giám đốc thiền trong khoảng 12 phút và sau đó mỗi cá nhân tạo ra ý tưởng về việc làm thế nào để tạo ra văn hóa gắn kết hơn trong công ty. Sau đó, họ làm việc theo nhóm để phát triển ý tưởng cùng nhau.

Hầu hết những người tham gia báo cáo rằng thiền giúp họ có tâm trí thoải mái hơn, tập trung vào công việc hơn và đi về những giải pháp cốt lõi. Một ý tưởng là những giám đốc và nhân viên thay đổi bộ phận trong khoảng 1 tuần (và báo cáo cho một tạp chí của công ty và những gì thu được từ bộ phận của chính họ) theo cách gợi nhớ lại chương trình thực tế của Hà Lan về việc các thanh thiếu niên đổi gia đình cho nhau. Một ý tưởng khác là tới những buổi diễn thuyết của TED và đưa ra những ý tưởng ngầu và các nhà khoa học đưa ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ý tưởng tốt hơn, ra quyết định tốt hơn và cảm xúc tốt hơn – tất của những việc đó như việc uống cà phê vậy. Mirabai Bush, tư vấn viên của Google về chương trình tập thiền “Search Inside Yourself” cho rằng “Thiền giúp cuộc sống và sự nghiệp của bạn tốt hơn. Đó là tư duy thắng cho cả đôi bên”.

Cuối cùng, cách duy nhất để thấy liệu bạn có thích thiền hay không là hãy tự tập thiền thử đi tải một trong những khóa thiền online trên mạng (bao gồm các ứng dụng như Headspace, Calm, hoặc buddhify), hoặc chỉ cần theo những hướng dẫn dưới đây:

  1. Tìm một nơi cảm thấy không bị làm phiền
  2. Ngồi ở một vị trí thuận lợi và đặt giờ
  3. Từ từ nhắm mắt lại
  4. Tự vấn bản thân mình đang trải nghiệm cái gì, quan sát cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ.
  5. Chuyển hóa sự tập trung vào cơ thể và dành ra khoảnh khắc để xem xét cảm giác ở những nơi chạm ghế và sàn nhà.
  6. Chuyển hóa sự tập trung vào hơi thở và quan sát hơi thở. Tập trung vào việc nó kéo dài bao lâu vào mỗi hơi thở khi thở vào và thở ra
  7. Quan sát hơi thở sâu hơn và không thay đổi nó
  8. Trong một số khoảnh khắc, hãy để tâm trí trôi đi tự nhiên
  9. Khi bạn nhận ra tâm trí không còn ở hiện tại nữa, nhận thức nó và quay lại tập trung vào hơi thở
  10. Tập trung toàn bộ thân thể, quan sát tư thế và khuôn mặt. Khi bạn sẵn sàng – hoặc khi hết thời gian nhắc nhở – mở mắt ra.

Nguồn: Harvard Business Review

Trả lời