Bí Ẩn Ngôi Chùa Huyền Không “Dính Chặt” Vách Núi (Phần 1)

 1. Ngôi Chùa Huyền Không “Dính Chặt” Vách Núi ở Trung Quốc

Chùa Huyền Không tọa lạc trên núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc luôn nằm trong danh sách những điểm đến “thót tim” tại đất nước tỷ dân. Đây là một ngôi chùa độc đáo hợp nhất ba tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo hiện còn tồn tại ở Trung Quốc. Ngôi chùa này là đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm quốc gia.

Chùa Huyền Không xây vào hậu kỳ vương triều Bắc Ngụy, cách đây hơn 1400 năm.

Vương triều Bắc Ngụy đã đưa đàn lễ của Đạo giáo từ Bình Thành thay là Đại Đồng chuyển đến đây. Các thợ làm chùa cổ đại xây chùa Huyền Không theo yêu cầu của Đạo giáo “Không nghe tiếng chim kêu, chó sủa”. Ngôi chùa đã được xây dựng lại trong thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911).

Chùa Huyền Không tọa lạc trên núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Chùa Huyền Không tọa lạc trên núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

2. Bí Ẩn Huyền Không Tự

Công trình nằm trên vách núi cheo leo, cách mặt đất hơn 50m và chỉ được dựng bằng những chiếc cọc gỗ mỏng manh, đường kính 10 – 20cm. Hai bên là vách núi cao hơn 100m. Vách núi thẳng đứng như bị dao cắt. Nếu đứng từ xa ngẩng đầu nhìn lên chùa sẽ thấy các điện, gác tầng tầng lớp lớp, chỉ có mấy chục chiếc cột gỗ như chiếc đũa chống đỡ cả khu chùa. Nóc chùa là những tảng đá vàng sẫm lớn nhô ra phía trước, hình như sắp sập xuống. Rất nhiều người dùng hình ảnh “Điện gác nguy hiểm lơ lửng trên vách núi” để miêu tả chùa Huyền Không.

Chùa Huyền Không được dựng trên một sàn đỡ với sự trợ giúp của các xà gỗ mà chúng được gắn chặt vào trong vách đá phía sau các ngôi điện. Người xây dựng ngôi chùa này đã chọn thuyết cơ học trong xây dựng, đục lỗ từ vách núi và cắm dầm vào trong lỗ để làm bệ đỡ cho ngôi chùa. Nhìn từ bên ngoài, ta dễ nghĩ rằng ngôi chùa được chống đỡ bằng những cây cột gỗ mong manh dễ gãy.

Nhìn từ bên ngoài, ta dễ nghĩ rằng chùa Huyền Không được chống đỡ bằng những cây cột gỗ mong manh dễ gãy. 
Nhìn từ bên ngoài, ta dễ nghĩ rằng chùa Huyền Không được chống đỡ bằng những cây cột gỗ mong manh dễ gãy.

Thực ra, khi ngôi chùa vừa được hoàn thành, không có bất kỳ cột chống nào được sử dụng để chống đỡ ngôi chùa; và điều này khiến cho người ta không dám lên chùa.

Vì vậy về sau, người cai quản chùa phải cho bổ sung thêm một số cột gỗ chống để làm yên tâm người chiêm bái. Như vậy những cột chống chỉ được sử dụng với mục đích làm yên tâm người chiêm bái chứ thực sự không phải với mục đích chống đỡ ngôi chùa.

Nhìn từ xa, ngôi chùa giống như được “dán chặt” vào vách núi thẳng đứng, khiến nhiều người không khỏi “tim đập chân run”. Bên trong chùa có tới hơn 80 bức tượng đồng khá nặng, tuy nhiên, chùa Huyền Không vẫn trường tồn cùng thời gian và ẩn chứa nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học và các kiến trúc sư.

3. Chùa Huyền Không “lơ lửng trên không”

Tục ngữ có câu: “Bình địa khởi cao lâu” (ý nói, san bằng mặt đất để xây dựng nhà) nhưng phương pháp kiến tạo chùa Huyền Không lại trái ngược lại – xây dựng chùa trên không. Đây nhất định là có ẩn chứa đạo lý của trời đất.

Kết cấu tinh xảo của chùa Huyền Không thể hiện ở chỗ, toàn bộ ngôi chùa là do những cây gỗ đứng và ngang chống đỡ. Việc dùng những thanh gỗ ngang làm xà nhà được gọi là “Thiết biển đam,” chỉ việc dùng loại gỗ Thiết Sam – loại gỗ đặc biệt ở địa phương gia công thành xà nhà hình vuông, được cắm sâu vào trong vách đá. Được biết, những xà gỗ này đã được ngâm qua dầu của cây trẩu để chống phân hủy.

Kết cấu tinh xảo của chùa Huyền Không thể hiện ở chỗ, toàn bộ ngôi chùa là do những cây gỗ đứng và ngang chống đỡ
Kết cấu tinh xảo của chùa Huyền Không thể hiện ở chỗ, toàn bộ ngôi chùa là do những cây gỗ đứng và ngang chống đỡ

Mỗi một cây gỗ đứng cũng được chế tác công phu không kém, mỗi một điểm đặt móng đều được tính toán một cách kỹ càng, đảm báo chỗng đỡ được cả ngôi chùa.

Được biết, có cây gỗ được chế tác để chịu trọng lực, có cây lại dùng để cân đối độ cao thấp của lầu các, có cây lại để gia tăng trọng lượng phía trên, như vậy mới có thể phát huy được tác dụng chống đỡ của nó.

Nguyên lý tinh xảo kỳ diệu này là điều mà lý luận khoa học hiện đại khó có thể tưởng tượng được. Vì vậy, nhìn từ xa, mọi người gọi chùa Huyền Không là “Tam căn mã vĩ không trung điếu” (tạm dịch: Ba cái đuôi ngựa treo trên không trung).

Nhìn từ xa, mọi người gọi chùa Huyền Không là “Tam căn mã vĩ không trung điếu”
Nhìn từ xa, mọi người gọi chùa Huyền Không là “Tam căn mã vĩ không trung điếu”

(Còn tiếp)

Trả lời