THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC PHẬT: TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN – LUẬN NGHỊ ĐỆ NHẤT…

?THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC PHẬT: TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN – LUẬN NGHỊ ĐỆ NHẤT?

☀️Dòng Họ và Biện Tài của Ca Chiên Diên☀️

?Ở miền Nam Ấn Độ nước A Bàn Đồ Thôn Di Hầu thuộc dòng Bà La Môn, có một gia đình rất giàu sang và danh giá, được nhiều người kính nể, Ngài Ca Chiên Diên được sinh ra trong gia đình này. Ngài Ca Chiên Diên là con thứ, thân phụ là một Quốc sư đương thời, Ca Chiên Diên là họ, tên Ngài là Na Da Là, về sau Ngài rất nổi tiếng nên mọi người dùng họ để gọi thay. Ngài Ca Chiên Diên cũng có một người anh cũng thông minh tài trí theo cha học đạo Bà La Môn. Để uyên bác hơn, Ca Ca đi nhiều nơi tham học đạo lý với các Bà La Môn danh tiếng. Sau khi đã học hết kinh điển của Bà La Môn, Ca Ca trở về cố hương với ý định lập đàn tràng thuyết giảng Kinh Vệ Đà. Trong khi anh du học ở phương xa, ở nhà Ngài Ca Chiên Diên cũng theo cha dồi mài kinh sử, cùng lúc với anh, Ngài Ca Chiên Diên cũng lập đàn tràng, đối diện với đàn của anh để thuyết giáo, xem đã đủ sức lý luận trước mặt mọi người chưa?

?Trước hai đàn tràng, mọi người cho là Ngài Ca Chiên Diên hùng biện hơn Ca Ca, do đó hầu hết thính chúng đều hướng về Ngài Ca Chiên Diên. Thấy em làm mất mặt trước đám đông Ca Ca đến trước thân phụ thưa kiện và đòi trừng trị tội trịch thượng của Ca Chiên Diên một cách thích đáng. Ngài Ca Chiên Diên được triệu đến để tiện bề phân xử. Trước cha và anh, Ngài Ca Chiên Diên quỳ lạy và bày tỏ:

– Thưa cha! Xin cha hãy rộng lượng soi xét, trong lúc anh con đi phương xa học hỏi, ở nhà con cũng theo cha cố công dồi mài kinh sử. Con thiết lập đàn tràng để biết công lao học hỏi trong bao năm qua kết quả như thế nào? Chỉ có thế thôi con cũng không có ý đồ cạnh tranh hơn thua, trước thính chúng con không rắp tâm dụ dỗ ai, hai anh em của con sẽ phân trần với nhau, xin cha chớ bận tâm. Hướng về Ca Ca, Ngài Ca Chiên Diên cũng tỏ lời xin anh cảm thông và sẽ cùng nhau hòa giải, vì đây chẳng qua chỉ là sự hiểu lầm mà thôi.

?Trước hai người con Quốc sư đều quý mến, không biết nên phân xử thế nào cho phải, chỉ hứa sẽ cho biết ý kiến sau. Sau khi bàn với phu nhân, ông quyết định để làm an lòng cho Ca Ca, vì ông này có nhiều háo thắng vả lại cũng để bảo tồn danh dự cho Ca Ca, Ngài Ca Chiên Diên được gởi qua núi Tần Đà ở phương Nam để học đạo với Tiên A Tư Đà. Tiên A Tư Đà là trưởng huynh của thân mẫu Ngài Ca Chiên Diên, ông là vị tiên nhân bác học, chứng tứ thiền, ngũ thông được nhân dân Ấn Độ trọng nể lúc bấy giờ. Ngài Ca Chiên Diên rất được A Tư Đà thương mến, vì tư chất thông thái chóng lĩnh hội những điều được truyền đạt. Một hôm A Tư Đà cho Ngài Ca Chiên Diên hay rằng:

– Tuy ta thông hiểu thánh điển Vệ Đà, nhưng sẽ không bằng Thái Tử Tất Đạt Đa con Vua Tịnh Phạn, vì Thái tử sẽ xuất gia thành đạo vô thuợng và sẽ chuyển bánh xe chánh pháp tại vườn Lộc Uyển, xứ Ba La Nại. Sau này con hãy đến đó thọ giáo để triển khai tài năng luận nghị của con, riêng ta chẳng bao lâu nữa sẽ từ giã cuộc đời, không có vinh dự gặp Phật.

?Rồi để chuẩn bị cho cháu, A Tư Đà dẫn Ngài Ca Chiên Diên xuống núi đến lập tịnh thất tại Ba La Nại; đúng như lời dự đoán, ít lâu sau A Tư Đà từ giã cõi đời. Nhớ lời khuyên, nên sau khi Đức Phật đến Lộc Uyển chuyển pháp luân, Ngài Ca Chiên Diên đi tìm Phật cầu sư học đạo, chứng Thánh quả và trở thành bậc Luận Nghị Đệ Nhất.

☀️Đạo Nghiệp Của Ca Chiên Diên☀️

?Trong hàng đệ tử của Phật, có hai nhân vật biện luận tài tình đó là Ngài Phú Lâu Na và Ngài Ca Chiên Diên, nhưng khi thuyết pháp Ngài Phú Lâu Na thiên về số đông còn Ngài Ca Chiên Diên lại thích lý luận với từng người một. Một hôm, Ngài đến phía Tây Ấn Độ, nước Ma Thâu (Mathian) truyền đạo, sau khi xem xét dân tình phong tục địa phương, lề lối sinh hoạt xã hội, Ngài đến yết kiến vua nước Ma Thâu. Thấy Ngài Ca Chiên Diên bỏ dòng Bà La Môn theo dòng Sát Đế Lợi là một chuyện lạ, vua Ma Thâu hỏi Ngài Ca Chiên Diên:

http://daibaothapmandalataythien.org/4-ton-gia-ca-chien-dien-luan-nghi-de-nhat


Mời bạn xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa tại: thienphatgiao.com

24 thoughts on “THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA ĐỨC PHẬT: TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN – LUẬN NGHỊ ĐỆ NHẤT…

Trả lời