Tranh Thangka có ý nghĩa như nào trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng?

1. Tranh Thangka Tây Tạng là loại tranh như nào?

  Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Tranh Thangka Tây Tạng có thể xem là đỉnh cao của nghệ thuật tượng hình mà đề tài thường gặp là các bức vẽ về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp luân, Phật Dược Sư, các tư thế tọa thiền, các vị hộ pháp và quỷ thần…

  Tranh Thangka Tây Tạng được vẽ trên vải dệt sợi đay rồi dùng mật của giống trâu Yawk trộn với bột đá để bồi mặt vải cho mịn, sau đó căng tấm vải đã bồi lên khung gỗ và dùng các loại màu khoáng hay bột vàng để vẽ. Tranh Thangka sau đó được khâu vào khung bằng lụa để dễ dàng cuộn lại, rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác và bảo quản.

Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp
Tranh Thangka Tây Tạng được dùng như một công cụ thuyết pháp

Tiếng Tây Tạng từ “thang” có nghĩa là phẳng, do đó tranh Thangka là họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, nó được gọi là “tranh cuộn” là vì vậy. Cũng có hướng truy nguyên khác: Thangka bắt nguồn từ từ “Thang yig”, tiếng Tây Tạng có nghĩa là “ghi lại”. Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Bức bé nhất thì có kích thước bằng một bàn tay, có thể vẽ trên giấy, hoặc trên da cừu; bức lớn nhất có thể che khuất một sườn núi. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến của Tranh Thangka Tây Tạng là Pháp luân.

Một đề tài đặc biệt phổ biến của Tranh Thangka Tây Tạng là Pháp luân.
Một đề tài đặc biệt phổ biến của Tranh Thangka Tây Tạng là Pháp luân.

-Nguồn gốc tranh Thangka Mật tông Tây Tạng?

Dòng tranh dân gian Thangka có nguồn gốc từ Nepal và du nhập vào Tây Tạng bởi công chúa Bhrikuti Devi – Ba Lợi Khố Cơ  (người vợ đầu tiên của vị vua Tây Tạng vĩ đại, Songtsen Gampo).

2. Tranh Thangka có ý nghĩa như nào trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng?

Người ta tin rằng Tranh Thangka Tây Tạng không chỉ cảm nhận được bằng mắt mà còn bằng tâm, việc chiêm bái Tranh Thangka Tây Tạng một cách trang nghiêm sẽ giúp Phật tử nhập tâm, hóa thân với đối tượng được vẽ trong tranh, cảnh giới này có lẽ chỉ được nội truyền trong các tông phái mà không truyền cho người ngoài.

Ngoài ra các Phật tử khi chiêm ngưỡng những bức Thangka treo trên tường họ không chỉ cảm nhận vẻ đẹp trang nghiêm mà còn tin rằng sẽ nhận được những điều mầu nhiệm phát tỏa ra từ đó. Các Thangka vẽ các thần linh được coi là thần bảo hộ hoặc phù hộ tín đồ vượt qua khổ nạn, bệnh tật.

Tranh Thangka Tây Tạng không chỉ cảm nhận được bằng mắt mà còn bằng tâm
Tranh Thangka Tây Tạng không chỉ cảm nhận được bằng mắt mà còn bằng tâm

  Thangka, khi sáng tạo một cách riêng lẻ, hàm chứa nhiều công năng khác nhau: để tín đồ cầu nguyện và quan trọng hơn thảy, tác phẩm nghệ thuật tôn giáo này được dùng như một công cụ thiền quán giúp cho hành giả giác ngộ. Những nhà sư theo Phật giáo Kim Cang thừa dùng tranh Thangka  như một hướng dẫn: qua sự quán tưởng mình hóa thân với đối tượng được vẽ trên tranh, nhờ đó mà nhập vào Phật tánh. Thangka được bảo quản trong chính điện, được thánh hóa bằng nước thiêng, đọc thần chú khi mở ra. Thangka chứa một quyền năng bí nhiệm nên luôn được phủ che bằng một tấm kuđa (tấm lụa dài 60 cm).

Theo truyền thống Kim cương thừa – Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, việc kiến tạo một bức Thangka là một quá trình sáng tạo nghệ thuật tâm linh, bao gồm các nghi lễ và thực hành thiền định. Quá trình này có thể mất nhiều năm. Những bức Thangka là một chuỗi sáng tạo của tinh thần, của mắt, của tay, là niềm cảm hứng vô ngã vị tha đến từ những thiện hạnh giác ngộ. Di sản Thangka không những tạo niềm hỷ lạc cho người xem mà còn tạo niềm cảm hứng tâm linh giác ngộ và sự gia trì linh thiêng từ những hành giả đang trải nghiệm nội chứng tâm linh, đánh dấu trí tuệ nghệ thuật Mật giáo, mở ra những hình ảnh và sự chuyển hóa vô hạn của đời sống.

3. Nên thỉnh Tranh Thangka Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở đâu?

<strong>Tranh Thangka Tây Tạng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại shop Hoa Vô Ưu</strong>
Tranh Thangka Tây Tạng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại shop Hoa Vô Ưu

Bởi những công năng, những điều mầu nhiệm trong Tranh Thangka Tây Tạng đem lại, shop Phật giáo Hoa Vô Ưu mong muốn gieo duyên, đem đến cho các quý Phật tử, đạo hữu duyên lành chiêm bái, đảnh lễ, nhập tâm, hóa thân cùng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đạt đến mục đích giác ngộ. Vì vậy quý vị có thể thỉnh Tranh Thangka Tây Tạng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chất lượng đảm bảo, giá tốt tại:

Địa chỉ: Shop Phật Giáo Hoa Vô Ưu: số 23, ngõ 125 Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội.
SĐT: 0979742277
Zalo, Viber: 0979742277
Website: shophoavouu.com

Shop Nhận ship ở Hà Nội, chuyển phát nhanh toàn quốc và nước ngoài, liên hệ 0979742277 hoặc  Zalo, Viber: 0979742277

 

 

 

Trả lời