Mỗi vị Phật, Bồ tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.
Tìm hiểu về hình tượng Phật – Bồ tát giúp chúng ta thêm quý kính các Ngài, nguyện tu học theo gương hạnh của các Ngài hầu thoát ly sinh tử, đạt đến Niết Bàn.
Không ít Phật tử thành tâm hành lễ dâng hương lại không biết mình đang đứng vái lạy, cầu xin trước chư Phật hay Bồ Tát nào? Vì vậy Shop Hoa Vô Ưu xin gửi tới quý vị đạo hữu 12 hình tượng Phật, Bồ tát mà chúng ta thường gặp tại Việt Nam.
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài thường được thờ ngay giữa chính điện các thiền viện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già tay phải cầm hoa sen đưa lên.

Ngoài ra Phật Thích Ca Mâu Ni còn xuất hiện trong các hình tướng nhập Niết Bàn và hình tướng khi Ngài đản sanh. Với hình tướng Ngài nhập Niết Bàn, Đức Phật nằm nghiêng bên phải, để tay trái xuôi trên hông bên trái, tay phải đưa lên gối đầu, chân trái chồng trên chân phải.

Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa.

2. Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà còn được gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.
Đức Phật A Di Đà thường thờ có hai hình tượng:
- Tượng ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca, có chữ 卍 trước ngực.

- Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng này gọi là tượng Di Đà phóng quang.

Bên cạnh đó các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.

3. Đức Phật Di lặc
Phật Di Lặc là một vị Phật xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy pháp cho chúng sinh khi những giáo pháp Phật giáo bị lãng quên. Trong một số kinh điển Phật giáo, chẳng hạn như Kinh A Di Đà và Kinh Pháp Hoa, Ngài còn được gọi là Bồ Tát A Dật Đa.
Sự xuất hiện của Phật Di Lặc xảy ra sau khi những lời dạy của Đức Phật Thích Ca không còn tồn tại trên Trái Đất.

Phật Di Lặc thường ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân trên mặt đất hoặc vắt một chân lên ghế chờ đợi đến thời khắc quan trọng.
Phật Di Lặc được thờ rất nhiều trong Phật giáo, nhất là phật giáo Tây Tạng. Tại Việt Nam và Trung Hoa, tôn tượng của Phật Di Lặc thường được tạc dưới hình dạng một người ngồi với nụ cười hiền rất lớn, cái bụng rất to.

Tướng lỗ tai dài tượng trưng cho sự bao dung, lỗ tai luôn lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng chẳng buồn. Tướng bụng tròn biểu tượng lòng nhân ái bao la sẽ chứa tất cả nỗi buồn cuộc đời. Hình dáng cao to, nụ cười hoan hỷ khiến cho người ngày càng gần hơn với mọi người, để Phật có thể hiểu được nỗi lòng mà mà biến nổi buồn ấy thành niềm vui, đem nụ cười bất diệt tới nhân loại.
