Ngồi Thiền Và Lưu Ý Cho Người Mới Học

Ngồi thiền đúng phương pháp luôn là vấn đề quan trọng khi học thiền. Nắm rõ được phương pháp sẽ giúp người tập đi đúng đường, đạt được nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng bạn đã biết thiền như thế nào cho đúng? Những lưu ý khi ngồi thiền?

1. Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thiền với người mới học?

Đối với những người mới tập thiền, môi trường xung quanh rất quan trọng. Bởi chúng ta chưa định được tâm nên sẽ dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài. Vì vậy, chúng ta cần một căn phòng yên tĩnh, ăn uống chừng mực, giảm thiểu những giao tiếp bên ngoài trước khi bắt đầu thiền định.

Không nên vẩn vơ những suy nghĩ phải quấy, tốt xấu, cũng không nên theo bên này chống bên kia. Loại bỏ mọi thao tác ảnh hưởng đến tâm thức. Những điều này rất cần thiết trước khi bắt đầu một buổi thiền định.

Để có một buổi thiền hiệu quả, bạn nên ngồi vào sáng sớm hoặc tối muộn. Tùy thuộc vào thời gian biểu để sắp xếp thời gian hợp lý. Tốt nhất là trong khoảng 4-6h sáng và 22-23h tối. Nếu thiền định vào buổi tối bạn dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc bị những vấn đề trong ngày tác động. Khi thiền bạn nên mặc quần áo mỏng, rộng rãi, quần áo nên bằng vải mềm.

Bạn nên trải một tấm nệm dày khoảng 5cm (tọa cụ) hoặc nếu không có tấm nệm nào, bạn có thể lấy gối thường gấp đôi lại. Ta chỉ đặt nửa mông lên và ngồi thẳng lưng.

Bạn nên ngồi thiền trên một tấm nệm dày khoảng 5cm
Bạn nên ngồi thiền trên một tấm nệm dày khoảng 5cm

Khi ngồi bạn nên bắt đầu với tư thế ngồi xếp bằng hoặc kiểu ngồi Miến Điện.

Bạn cũng có thể áp dụng tư thế bán già hay tư thế kiết già nếu bạn có thể ngồi được. Đối với những người thiền ở công sở, khi mặc Âu phục rất khó ngồi bán già hay kiết già, ta nên chuyển sang tư thế ngồi thiền trên ghế hoặc ngồi theo phương pháp thiền Nhật Bản.

Đối với người không có nhiều thời gian để thiền, bạn chỉ cần áp dụng tư thế xếp bằng, với tư thế này bạn không gặp nhiều triệu chứng như tê chân hay đau nhức như khi ngồi bán già hay kiết già.

Tuy nhiên, tư thế kiết già là tư thế đạt được nhiều hiệu quả nhất khi ngồi thiền. Bạn nên tập từ những tư thế đơn giản, dễ thực hành trước, tùy khả năng có thể nâng cấp lên ngồi kiết già. Bởi tư thế kiết già là tư thế của các vị Phật thường ngồi đạt đến giác ngộ một cách trọn vẹn.

Tư thế kiết già là tư thế đạt được nhiều hiệu quả nhất khi ngồi thiền
Tư thế kiết già là tư thế đạt được nhiều hiệu quả nhất khi ngồi thiền

2. Một số vấn đề gặp phải khi ngồi thiền cho người mới học

a. Tê chân

Tê chân là vấn đề rất dễ gặp phải trong khi ngồi thiền, khi bạn còn chưa quen với cách ngồi chéo chân trên sàn nhà. Để hết cảm giác tê chân bạn hãy làm quen nó với thời gian đầu, cái tê đó sẽ dần dần biến mất. Khi bạn đã quen rồi thì tình trạng không xảy ra nữa. Tốt nhất, trước khi thiền với người mới bắt đầu, bạn nên khởi động các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để cơ khớp được bôi trơn, làm nóng, có một trạng thái sẵn sàng; đạt hiệu quả hơn khi thực hành thiền định.

b. Những cảm giác lạ

Người có kinh nghiệm thiền sẽ trải qua đủ hiện tượng khi ngồi thiền. Đó là những dòng năng lượng mà cơ thể ta tiếp nhận vào cơ thể, những dòng năng lượng này đi qua các vùng bị bệnh. Những năng lượng xấu bị đào thải thay vào đó là những nguồn năng lượng tốt. Cơ thể chúng ta từ đó điều hòa nguồn năng lượng âm dương trong cơ thể.

c. Buồn ngủ

Cảm giác buồn ngủ hay hôn trầm khi ngồi thiền là chuyện thường xảy ra. Khi bạn ngồi thiền, cơ thể bạn thư giãn và tâm tưởng bạn trở nên tĩnh lặng. Điều đó đều sẽ diễn ra trong quá trình thiền tập, điều không may là khi cơ thể chúng ta thả lỏng và thư giãn sâu thì chúng ta muốn đi ngủ. Đây là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Để dẹp tan cơn buồn ngủ đơn giản là chúng ta tập trung vào một điều gì đó. Ở đây chúng ta tập trung vào cảm nhận năng lượng, duy trì sự tập trung vào nguồn năng lượng. Nếu bạn không thể xua tan cơn buồn ngủ, bạn nên đứng dậy đi lại một lúc rồi quay lại nhập định.

Tê chân, cảm giác lạ hay buồn ngủ... là những vấn đề thường gặp khi ngồi thiền
Tê chân, cảm giác lạ hay buồn ngủ… là những vấn đề thường gặp khi ngồi thiền

Trên đây là những lưu ý cho một người mới bắt đầu ngồi thiền.

Còn rất nhiều vấn đề xảy ra kể cả khi bạn đã có kinh nghiệm thiền. Vậy nên áp dụng đúng phương pháp ngay từ lúc đầu sẽ giúp người học đi nhanh nhất giảm thiểu những vấn đề xảy ra. Một điều quan trọng là bạn nên học từ những giảng viên thiền có kinh nghiệm, họ sẽ hướng dẫn bạn đi đúng con đường, tránh những sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp bạn đạt được nhiều lợi ích hơn. Cũng như vậy với người mới tập thiền, bạn nên đến các lớp học hoặc đạo tràng tu thiền để có thầy, có bạn, họ sẽ giúp mình sách tấn trên con đường tu học. Để biết thêm những lợi ích của ngồi thiền bạn nên tìm hiểu qua các bài viết sau:

Trả lời