Khí Công Bát Đoạn Cẩm Cùng Những Điều Nên Biết Qua Hơn 1000 Năm

1. Nguồn gốc môn khí công Bát Đoạn Cẩm

Nói về nguồn gốc của Bát Đoạn Cẩm thì có hai truyền thuyết. Một cho rằng Bát Đoạn Cẩm phát xuất từ chùa Thiếu Lâm do Đạt Ma Tổ Sư sáng tác nên được gọi là Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm. Giả thuyết còn lại cho rằng đây là bộ môn khí công do Nhạc Phi sáng tác vào niên đại nhà Tống khoảng năm (1127-1279).

Tương truyền, các vị vua hiền đức và tài năng như Thần Nông, Phục Hy, Hoàng Đế am hiểu tận tường về môn học này, theo đó đã có nhiều người tập luyện và coi đây là bài tập quan trọng để rèn luyện sức khỏe đẩy lùi bách bệnh.

Bát đoạn cẩm là một trong những bài tập dưỡng sinh nổi tiếng nhất Trung Quốc và được các tầng lớp nhân dân duy trì từ đó cho đến nay, với số lượng người tập theo càng ngày càng đông.

Với sự di chuyển của người Hoa, hiện nay bài tập đã phổ biến trên toàn thế giới, kể cả người Ấn Độ hay phương Tây cũng rất coi trọng bài tập này.

Khí công Bát Đoạn Cẩm đã phổ biến trên toàn thế giới
Khí công Bát Đoạn Cẩm đã phổ biến trên toàn thế giới

2. Khí công Bát Đoạn Cẩm là gì?

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công gồm 8 động tác luyện khí ở gân cơ, giúp khí lực thuần nhuận lưu thông đến mọi phần trong cơ thể giúp hành giả (người học) thân thể thường được cường kiện khinh linh vô bệnh, trường thọ đúng đạo dưỡng sinh.

Điều thiết yếu mà người tập cần nên nhớ: giá trị quí báu của pháp tập là sự thấu hiểu thông suốt kỹ thuật vận hành khí huyết, luyện gân cốt hơn là chú trọng vào hình thức bề ngoài. Dụng thân tạo hình để luyện pháp chứ không chấp trụ vào hình tướng.

Thân pháp được tinh luyện nhẹ nhàng thì khí thông, khí thông thì thần sắc vững mạnh để đạt đến giai đoạn cuối cùng là “Tinh, Khí, Thần” hợp nhất, thân tâm tự tại. Kế đến cũng không kém phần quan trọng hơn nữa đó là sự cố gắng luyện công hằng ngày. Công phu, công quả, công trình là 3 yếu tố dẫn đến sự thành tựu tốt đẹp trong quá trình luyện tập

Giá trị quí báu của Khí công Bát Đoạn Cẩm
Giá trị quí báu của Khí công Bát Đoạn Cẩm

3. Tác dụng của Bát Đoạn Cẩm khí công

Bát Đoạn Cẩm phát nguồn và phát triển cùng các môn học như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp… những môn y học có giá trị của thời đại hiện nay.

Bát Đoạn Cẩm có những tác dụng như làm lưu thông kinh mạch, khí huyết thuần nhuận, gia tăng tuổi thọ, cường thân kiện xác, tinh thần minh mẫn, hợp với y đạo cổ xưa. Cũng chính vì giá trị này mà 8 thế tập được mệnh danh là Bát Đoạn Cẩm có nghĩa là 8 đoạn gấm.

Để học được môn này cần có sự chỉ điểm và theo dõi của một vị sư phụ am hiểu nếu không sẽ gây ra hệ quả tai hại và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng ngược lại, khi nếu được tập luyện đúng cách, người tập sẽ có “Tinh, Khí, Thần” hợp nhất, thân tâm tự tại giúp người tập trường thọ và giảm thiểu bệnh tật.

Bài tập dưỡng sinh này mang lại hiệu quả dài lâu cho toàn bộ cơ thể, khởi động, làm nóng và đánh thức các giác quan trên cơ thể thông qua hơi thở và di chuyển tay chân nhẹ nhàng. Từ đó tăng cường sức khỏe, dẻo cơ, chắc xương.

Trải qua bao thế kỷ, Bát Đoạn Cẩm đã được biến đổi khá nhiều theo từng môn phái nhưng nói chung thì hình thức tuy có khác nhưng nội dung cốt tuỷ của sự luyện tập cũng đều gần giống như nhau. 

Bát Đoạn Cẩm giúp thân tâm tự tại, người tập trường thọ và giảm thiểu bệnh tật.
Bát Đoạn Cẩm giúp thân tâm tự tại, người tập trường thọ và giảm thiểu bệnh tật.

Mời quý vị đạo hữu xem thêm các bài viết hay khác:

 

 

Trả lời