Ý NGHĨA CÂU “TUỲ HỶ CÔNG ĐỨC” TRONG ĐẠO PHẬT…

Ý NGHĨA CÂU “TUỲ HỶ CÔNG ĐỨC” TRONG ĐẠO PHẬT
—————
#Đại_Bảo_Tháp_Mandala_Tây_Thiên

🌺Hạnh Tùy hỷ công đức là hạnh vô cùng cần thiết để đối trị tâm đố kỵ, ghen tỵ.
Ví dụ một người không đủ tiền để cúng dàng lại tự kỷ, nghĩ rằng mình thân phận nghèo hèn không có đủ để cúng dàng lên các bậc Thượng sư để cầu giác ngộ, không đủ tài chính, tiền bạc để lân mẫn các bậc thầy nên sinh tâm đố kỵ với người cúng dàng khác.
Tâm tỵ hiềm như rắn độc làm cho chúng ta thui chột tất cả Bồ đề tâm, mất hết đạo pháp. Nhiều người không phải vì bỏ Thầy nhưng vì tị hiềm giữa các Phật tử với nhau mà bỏ đạo. Cho nên việc tùy hỷ trong Đạo Phật rất đáng trân trọng.

🌺Trong Đạo Phật có dạy rằng nếu chúng ta tùy hỷ công đức của những người kém hơn mình thì công đức bản thân tích lũy sẽ hơn những người đó. Còn nếu biết tùy hỷ công đức những người ngang bằng thì công đức mình tích lũy cũng ngang bằng họ. Và nếu chúng ta tùy hỷ công đức của chư Phật thì chúng ta cũng được một phần công đức vô lượng của chư Phật. Việc tùy hỷ này là ở nơi tâm, không phải ở sự tướng, không có chuyện nói rằng “Tôi tùy hỷ công đức các bạn” là xong. Cho nên trong Tăng đoàn, việc tùy hỷ là quan trọng và thiết yếu, là thần dược chữa lành tất cả những căn bệnh trầm kha, những nọc độc đố kỵ đang ủ tàng trong các Phật tử. Và lúc này chúng ta tùy hỷ công đức để có thể sống hòa đồng, an trụ. Công đức của thực hành tùy hỷ như vậy thật rất lớn.




Mời bạn xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa tại: Lớp Học Thiền
Nguồn: Đại Bảo Tháp Mạn Đà La Tây Thiên

[ipt_fsqm_form id=”52″]

Trả lời