Đeo hình tượng Phật là đang gieo nhân xấu…

Đeo hình tượng Phật là đang gieo nhân xấu
——————————————-
Nhiều người đeo hình tượng Phật vào cổ tay hay trên cơ thể đi vào nhà vệ sinh, phòng ngủ hoặc dùng tượng Phật để trang trí, giẫm lên tượng Phật để chụp ảnh… mà không biết rằng mình đang gieo nhân xấu, có thể gặp nhiều phiền phức trong tương lai.

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang – Phó ban tài chính Trung ương, trụ trì chùa Phật Quang, Bà Rịa Vũng Tàu, thân thể chúng ta vốn bất tịnh nên vốn dĩ đã không nên mang Thánh Tượng bên mình. Còn việc mang vào nhà vệ sinh hay khi đi ngủ thì càng không nên.

Người xưa có nói ”Kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần đạt được những đức tính của Phật nơi tâm của mình. Chúng ta có tôn kính một bậc Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bậc Thánh đó. Ngược lại, việc bất kính với bậc thánh thì quả báo lại rất nặng nề. Đó là Nhân quả.

Theo Thượng tọa, Nhân quả tuy không chứng minh được nhưng dựa vào sự quan sát, sự cảm nhận bằng lương tâm đạo đức thì ông bà mình vẫn chấp nhận. Trong toán học có một phạm trù gọi là định đề, mà đã là định đề thì chỉ có chấp nhận không chứng minh, biết nó đúng nhưng không chứng minh được, chỉ chấp nhận như ta tin mà thôi. Đến với đạo Phật cũng vậy, Luật Nhân Quả là một định đề, một chân lý không thể chứng minh được, chỉ có chấp nhận.

“Nếu ngay từ đầu người ta không chấp nhận định đề Ơ-cờ-lít thì ta không có hệ thống khoa học ngày hôm nay, cái gì cũng mờ mờ, nhưng để có thể chứng minh được họ phải bắt đầu từ một định đề không chứng minh được”.

“Thánh Tượng là tôn nghiêm chỉ để thờ cúng, lễ bái chứ tuyệt đối không được làm trang sức hay trang trí, đó là một hành động thiếu hiểu biết và gieo nhân không tốt, sẽ nhận quả xấu: Ngu dốt, thân hình thấp bé, xấu xí, hết phước làm người và cắt duyên với Phật pháp”, Thượng tọa nhắc nhở.

“Có những người không tôn kính Phật nhưng lại cho mình không chấp. Chúng ta cẩn thận đừng bị ảnh hưởng bởi những luận điệu đó. Phải cẩn thận tôn kính Phật trong từng ý nghĩ nhỏ nhặt, lời nói nhỏ nhặt, và hành vi nhỏ nhặt. Lòng tôn kính Phật là đạo đức mà cũng là phước đức. Còn những ai tưởng mình không chấp thật ra là không hiểu rõ nhân quả nên không biết sợ. Có những nghiệp bất thiện mà không phải ta cố ý, nhưng đều có quả báo nghiêm trọng”.

Thượng tọa lấy ví dụ, ngày xưa một vị tỳ kheo đạo hạnh, vô tình dựng cây gậy tựa vào mặt Phật ở vách tường, bị sư phụ quở mất đạo quả sắp sửa chứng. Hoặc bây giờ, có người cầm cuốn sách in ảnh Phật để nơi không trang nghiêm, thờ tượng Phật ở dưới mà tầng trên có người đi qua lại…sẽ bị tổn phước rất nhiều. Giới tỳ kheo cấm ngặt điều này.

Thượng tọa nhắc nhở, tượng Phật, ảnh Phật là để tôn thờ chứ không phải để trang trí. Nhiều gia đình rơi vào tình cảnh kiệt quệ mà không tìm ra nguyên nhân, đâu biết rằng chỉ vì để hình tượng Phật nơi thấp kém.

Gần đây, một cầu thủ bóng đá nổi tiếng đăng lên mạng xã hội bức ảnh giẫm lên khu vực đặt tượng Phật với lời chúc lành buổi sáng. Sau khi chia sẻ, bức ảnh nhận rất nhiều chỉ trích của người hâm mộ. Người không biết thì cho rằng Phật tử quá khắt khe, quá chấp hình tướng. Tuy nhiên, dù không theo tôn giáo, chúng ta cũng nên tôn trọng những gì thuộc về biểu tượng.

Cách đây không lâu, các tín đồ phật giáo Myanmar lên tiếng chỉ trích việc tà áo dài Việt Nam in hình tháp xá lợi Phật chùa Shwedagon (chùa Vàng) một ngôi chùa linh thiêng của đất nước Myanmar. Sự phản ứng gay gắt của số đông khiến Vietnam Airlines phải lên tiếng xin lỗi và rút kinh nghiệm về việc chọn mẫu thiết kế của mình.

Ngôi chùa là biểu tượng tâm linh đã vậy, huống chi là bức tượng của vị giáo chủ một tôn giáo? Bức tượng là vô tri, vô giác nhưng nó được gửi gắm niềm tin, sự kính trọng của rất nhiều người.

Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: Em đi đâu thế? Bé gái đáp: Em đi chùa lễ Phật. Quân nhân hỏi: Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì? Bé gái hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào cờ. Bé gái hỏi: Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? Quân nhân đáp: Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chứ không phải chào vải màu. Bé gái nói: Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chứ không phải lạy gỗ lạy xi măng. Quân nhân đành thôi.

Nhiều người cho rằng Phật chỉ là khối đá xi măng, không nên chấp vào là do chưa hiểu rõ nhân quả. Phật tuy không chấp không giận, nhưng luật Nhân quả thì nghiêm khắc không lệ thuộc ý muốn của ta.

Ánh Nguyệt


Mời bạn xem thêm các bài viết hay về Phật Pháp tại: https://thienphatgiao.com/kien-thuc-phat-phap/

25 thoughts on “Đeo hình tượng Phật là đang gieo nhân xấu…

  1. Trịnh Hồng Quý says:

    Sám hối với thai nhi
    nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật (3 lần)
    nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật (3 lần)
    nam mô đại bi quan thế âm bồ tát (3 lần)
    nam mô đại thế chí bồ tát (3 lần)
    nam mô đại nguyện địa tạng vương bồ tát (3 lần)
    nam mô thanh tịnh đại hải chúng bồ tát (3 lần)
    Xin chứng giám cho đệ tử con tên……. pháp danh ….. trước đây do vô minh, ngu si, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ con đã hiểu rõ và tin vào nhân quả , con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm, con sai rồi! nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác, con nguyện từ giờ trở đi không còn tái phạm việc sai trái này nữa
    các con của mẹ! mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho các con, mẹ hoàn toàn không biết rằng những gì mình đã làm gây cho các con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn nhi phải cô đơn, oán trách, vất vưởng, đói khát, lạnh lẽo. Bây giờ, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của các con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên vô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt. Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin trẻ đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân quả là do mẹ tự làm tự chịu. Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong nhi, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con, nguyện cho trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm phật mà phát nguyện cầu vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui
    Nguyện đức từ phụ a di đà phật xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi cực lạc
    Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại ác nghiệp này .
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư a di đà phật
    Nam mô cầu sám hối bồ tát ma ha tát
    Sau khi sám hối, hàng ngày, làm bất kỳ việc thiện gì hãy hồi hướng cho các vong nhi. Hơn thế, mở rộng tâm từ bi hồi hướng cho tất cả những vong nhi trên toàn thế giới này

  2. Thu Thanh Truong Thi says:

    A di đà phật!chào toàn thể qúy vị có thể qúy vi ngưỡng mộ phật pháp cho nên qúy vị nghĩ là đeo để phật hộ vệ mình tránh xa thế sự cuả người đời và muốn được an lạc sức khoẻ dồi dào vì sợ ma phá mình tuy ý nghĩ ko xấu nhưng quý vi ko hiểu rõ ý nghiã cuả hành độg việc cuả mình làm.vô tình mình làm mình tổn phước vì nơi phòg ngủ tolet là nơi tế nhị riêng tư cuả mỗi người,mà đức phật cao qúy là bậc thế tôn đc nhân loại thờ và sùng bái cho nên đừng vì phút tham ái mà gây ra thể lị về sau nha quý vị.trang nghiêm thân thể cũng là cúng dường phật rồi,tâm tán loạn thì niệm phật,buồn thì lạy phật,còn ái mộ phật pháp thì đi chuà nghe thuyết pháp…quan trọng tâm và hình tướng hợp thành một trọn đời dâng tấm lòng này cúng dường phật!a di đà phật

  3. Tuấn Nhẹ Ký says:

    Hỏi: Thưa thầy con có hỏi nhiều người rằng nếu mình đã quy y Tam Bảo rồi mà còn đeo trang sức có hình phật như vậy là có bất kính không ? có người nói được và cũng có nhiều người nói là thân thể con người không sạch sẽ và tượng phật phải để nơi thờ tự trang nghiêm chứ nếu mang trên người thì sẽ tổn phước. vậy xin thầy cho con được biết theo thầy nghĩ như thế nào ?
    Đáp: Câu hỏi của bạn thật là hay và đúng với mọi thời đại. thầy cũng xin trả lời nhanh và ngắn gọn để cho mọi người dễ hiểu. Có 1 câu chuyện như thế này :
    Trên 1 con đường mọi người vẫn hay đi có 1 đống đất, một hôm có 1 người đem đống đất đó điêu khắc thành tượng phật, cũng tại chỗ đó mọi người đi qua thấy tượng phật liền chiêm bái cung kinh chắp tay, khởi sanh thiện tâm. và 1 ngày trời mưa tượng phật đó gặp nước liên tan chảy và mọi người đi qua không còn chiêm bái nữa trở về như bình thường. vậy thì cũng 1 đống đất đó nếu để nguyên vẹn thì chẳng ai để ý đến, nhưng khi tạc thành tượng phật thì có rất nhiều người được thấy đã sanh tâm hoan hỷ. trước và sau cũng chỉ là từ đất. nhưng lợi lạc lại khác xa nhau. như vậy người điêu khắc đó lấy đất mà tạc tượng phật không những không có tội mà còn có công đức rất lớn.
    Cũng qua câu chuyện trên, ta suy ra bây giờ. nếu quý vị đeo trang sức bằng vàng bạc, đá quý các loại có tượng phật, đáng nhẽ ra người ta vào chùa mới được thấy, mà hôm nay ở ngoài mọi nơi chốn đều có thể thấy được tượng phật sanh khởi thiện tâm thì công đức quý vị bao lớn. người thấy được hình tướng phật, bồ tát sẽ lưu lại trong tạng thức của họ, chắc chắn đã gieo thiện căn lành. chỉ 1 điều này thôi đã vượt qua hết thảy các thứ mà người khác đã ngăn ngại kể trên.
    Không những chỉ có những đồ trang sức mà trên áo cũng có thể in hình phật và câu phật hiệu cũng là đã gieo hạt giống thiện đối với mọi người không quý hơn là như các thanh niên hiện nay in hình ma quái, kỳ dị hay sao.
    Còn quý thầy cũng trang sức nhưng mà bằng gỗ, sâu chuỗi tràng hạt, chứ há nào bằng vàng bạc đá quý như thế tục, làm sao hợp với hình tướng xuất gia, xả phú cầu bần, xuất gia cầu đạo ư.

  4. Trần Thêu says:

    Dạ vâng vậy xin Thượng toạ giải thích lý do tại sao có mấy nhà sư cứ ra ngoài đg mà quỳ mà lạy?!? Ngoài đg chẳng phải rất ô uế hay sao??? Nó uế tạp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng các thầy kg sợ làm bẩn tấm y vá sao?;?

  5. Oanh Kim Oanh says:

    Đeo hình Phật còn có sự thích ứng nơi tâm. Ma hay Phật đều do tâm mình vậy đeo tượng phật mà tâm không Có thì chi là cục đá bình thường. Rắn có chân rắn biết. Nóng lạnh tự mình hiểu. A. Di Đà … Phật

Trả lời