Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 3: 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn (tiếp theo)

Shop Hoa Vô Ưu xin được giới thiệu một số thông tin về 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn:

  • Văn Thù Sư Lợi (Manjushri)
  • Quán Thế Âm (Avalokiteshvara, Kuan Yin, Chenrezig)
  • Địa Tạng (Ksitigarbha)
  • Kim Cương Thủ (Vajrapani)
  • Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva)
  • Jambala
  • Vajrayogini – Kim Cương Du Già Nữ
  • Vajrakilaya – Kim Cương Phổ Ba
  • Lục Độ Phật Mẫu Tara (Green Tara)

4. Kim Cương Thủ Bồ tát – Vajrapani

Vajrapāṇi (Phạn ngữ vajra là “tia sét” hay “kim cương” và pāṇi, là. “trong bàn tay”) là một trong những vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo đại thừa. Ngài là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, và tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Kim Cương Thủ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một trong ba vị bảo hộ xung quanh đức Phật. Mỗi biểu đượng đó là một đức hạnh của Phật: Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Biểu hiện trí tuệ của tất cả các vị Phật), Quán Thế Âm (Avalokiteshvara – Biểu hiện lòng từ bi của tất cả các vị Phật) và Kim Cương Thủ (Vajrapani – Biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật)

 

Theo mức độ phổ thông, Kim Cương Thủ, người giữ cây sét trượng (Biểu tượng cho sức mạnh của lòng từ bi), là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật giống như Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện lòng từ bi vô lượng, Văn Thù Bồ Tát đại diện trí tuệ, và Tara những việc làm huyền diệu. Với các hành giả Du già, Kim Cương Thủ mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và và là biểu tượng cho sự hiệu quả không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực. Dáng vẻ cương mãnh của Ngài giống như một chiến binh thực thụ (pratayalidha), dựa trên tư thế của một cung thủ nhưng lại tương tự bộ vị en garde trong hàng rào phòng thủ phương Tây. Cánh tay phải vươn ra của ngài giương một cái chày kim cương và tay trái cầm một cái thọng lọng một cách khéo léo – mà ngài dùng để trói quỷ dữ. Ngài đội một cái vương miện đầu lâu với mái tóc dựng đứng từ chân tóc. Biểu hiện của ngài là phẫn nộ và ngài có ba mắt. Xung quanh cổ của ngài là vòng cổ hình rắn và thắt lưng ngài được làm bằng da hổ, đầu của nó có thể nhìn ở đầu gối bên phải của ngài

Kim Cương Thủ (Chana Dorje) màu xanh vương giả hay xanh thẫm, và trong hình tướng an bình cầm cân đối vũ khí kim cương trên tay, hay trong hình tướng phẫn nộ, cầm một chầy kim cương như chuẩn bị ném nó. Trong một dạng phẫn nộ khác, ngài cũng cầm một cái thọng lọng hoặc cái gông. Trong vẻ rất phẫn nộ, ngài mọc cánh

Kim Cương thủ được kết hợp với Phật Thích Ca Mâu Ni và được đề cập, thường bởi một cái tên khác của ngài, như một người theo để phụ giúp Đức Phật bất cứ nơi nào ngài đến. Trong cuộc đời đức Phật, sự hiện diện của ngài được gọi bởi cụm từ Sự hùng mạnh của một con voi hoặc Mahasthamaprapta – Đại Thế Chí Bồ Tát (Tây tạng. Thehenthop – Khỏe như voi). Biệt hiệu này được sử dụng đặc biệt khi ngài đứng cạnh Vô Lượng Thọ Phật (Vô lượng thọ Phật là hóa thân của A Di Đà Phật) cung với Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong những bức ảnh, ngài thường được vẽ trên bên trái trong khi Quán Thế Âm Bồ Tát đứng bên phải của Phật A Di Đà, (Trong tiếng việt, Avalokiteshvara là Quán Thế Âm Bồ Tát hay Quan Âm, và Mahasthanaprapta được gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát)

Đại Thế Chí Bồ Tát đã là thành viên của hàng ngũ Tăng già ưu tú người đã ngăn hòn đá lăn nhắm vào Phật trong khi ngài đang giảng về Tính không ở Rajgriha. Ngài biểu hiện “những phương tiện thiện xảo” hay những kỹ thuật trí tuệ.

Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa, một sự liên tưởng xuất phát từ một câu chuyện, khi một người cư xử xấc xược với Phât Thích Ca Mâu Ni, từ chối trả lời câu hỏi của anh ta, ngài ngay lập tức xuất hiện trên đầu và sẵn sàng thả một tia sét.

Điều đó đã nói lên rằng khi đức Như Lai khuất phục một con thiên long khổng lồ của Udyana, ngài đã giao Kim Cương Thủ bảo vệ những con rắn khác đã bị hang phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda. Ngài cũng là kẻ thù của Atula/ma quái sở hữu thuốc độc bậc nhất halahala

Bên cạnh việc là vô địch trong Kim cương Phật bộ, tất cả sức mạnh của năm Phật nguyên thủy được hợp nhất vào trong ngài. Bởi vậy, ngài được triệu thỉnh để vượt qua nội chướng ngại bao gồm cả tâm bệnh, và trong thời điểm tràn ngập những tình huống khó khăn.

Trong sự kết hợp của Ngài với tu tập Mật thừa, ngài thỉnh thoảng được gọi là Ghuyapati hay Chúa tể của những bí mật.

5. KIM CANG TÁT ĐỎA

 


Vajrasattva (Tây Tạng: Dorje Sempa, Nhật Bản: Kongosatta, Trung Quốc: Kim Cang Tát Đỏa). Tên ngài được dịch thành Kim Cang Tâm.
Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa) là một vị bồ tát trong truyền thống phật giáo Đại Thừa, Mật Chú Thừa và Kim Cang Thừa. Trong hệ phái Đông Mật (Mật Tông Nhật Bản) của Phật Giáo, Shingon,  Vajrasattva là khía cạnh bí mật của Bồ Tát Phổ Hiền và thông thường liên hệ với những hành giả là người mà thông qua các giáo lý của đạo sư, đạt đến nền tảng vi tế và không ngừng tỏa ngát hương trong những bí pháp của họ. Vajrasatva xuất hiện một cách chính yếu trong 2 bộ kinh: Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh. Trong Mandala Kim Cang Giới, Vajrasattva ngồi ở phương đông gần với Phật A Súc Bệ.

Vajrasattva ở trong Đông Mật

Trong truyền thừa Đông Mật, Vajrasattva thì được nhìn nhận một cách truyền thống như là vị tổ thứ 2, vị tổ đầu tiên Đại Nhật Như Lai. Dựa theo bài viết của Không Hải trong Ghi nhận về sự Truyền Pháp ông kể lại một câu chuyện dựa trên câu chuyện của Amogavajra rằng Nagarjuna (Long Thọ) gặp Vajrasattva ở trong một thành sắt ở miền Nam Ấn. Vajrasattva truyền lễ quán đảnh và giao cho Nagarjuna những mật pháp ngài đã học từ Đại Nhật Như Lai, như được miêu tả trong Kinh Đại Nhật. Không Hải không nói thêm chi tiết về Vajrasattva hay nguồn gốc của ngài. Ở nơi khác, Vajrasattva là một nhân vật quan trọng trong hai bộ Mật Kinh, Kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh. Trong chương đầu tiên của Kinh Đại Nhật, Vajrasattva là thượng thủ của những vị đến viếng Đại Nhật Như Lai để học Pháp. Vajrasattva thỉnh hỏi về nguyên nhân, kết quả và nền tảng của trí tuệ toàn tri (Nhất Thiết Trí Tri), là thứ chủ chốt trong những bài giảng triết lý của đức Phật. Thính chúng không thể lãnh hội nỗi giáo lý, vì thế đức Phật thể hiện thông qua việc sử dụng mandala. Sau đó Vajrasattva hỏi tại sao nghi thức và đối tượng thì cần thiết trong khi chân lý là vượt trên hình tướng. Đại Nhật Như Lai đáp lời Vajrasattva rằng đó là những nghĩa thiết thực nhằm mang hành giả đến kinh nghiệm tỉnh thức sẵn sàng hơn, và cứ như thế. Trong nghi thức cho quán đảnh Đông Mật, kechien kanjo, người nhận lễ đóng vai Vajrasattva và trì tụng thần chú cùng với đoạn hỏi đáp của kinh trên. Vị Đạo Sư đóng vai của Đại Nhật Như Lai ban trí tuệ cho đệ tử.

Hình tướng Kim Cang Tát Đỏa của Trung Quốc

Vajrasattva ở trong Phật giáo Tây Tạng
Vajrasattva Tây Tạng cầm một chày kim cang ở tay phải và chuông ở tay trái.
Trong Phật Giáo Tây Tạng Tantra gốc Vajrasattva là Dorje Gyan, hay “Kim Cang Trang Hoàng”. Thực hành Vajrasattva rất phổ biến trong cả 4 dòng của Phật giáo Tây Tạng và được dùng để tịnh hóa mê mờ để cho các hành giả Kim Cang Thừa có thể tiến bộ từ thực hành Ngondro cho đến nhiều pháp du già khác của mật thừa và cũng để tịnh hóa những giới nguyện (samaya) bị gãy sau lễ quán đảnh. Thực hành Vajrasattva thường được hiểu là một nhân tố chủ yếu của thực hành Phật giáo Tây Tạng.
Ngoài ra với những thực hành cá nhân, thần chú Vajrasattva được xem như là có khả năng để tịnh hóa nghiệp chướng, đem lại sự an bình, và nhân cho các hoạt động giác ngộ nói chung. Thần chú 6 chữ (OM VAJRASATTVA HUM), là một bản ngắn của thần chú trăm âm nhưng hàm chứa những điểm tâm linh trọng yếu của thần chú dài,  dựa theo lama và tulku Jamgon Kongtrul.

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa
Trong thực hành Kim Cang Thừa, Vajrasattva được sử dụng trong Ngondro, hay các thực hành tiên yếu, nhằm “tịnh hóa” những uế trược của tâm, trước khi thực hành nhiều kĩ thuật tantric cao cấp. “Yik gya”, “Bách Tự Chú” sự thỉnh cầu Vajrasattva, tiến đến tính toàn thể trong nhiều sadhna Ngondro sơ khởi cho sadhakas của toàn bộ Mật chú Thừa và dòng Sarma của Bonpo.

Phối ngẫu
Vajrasattva thì thường được miêu tả với nhiều phối ngẫu, phối ngẫu hiền hòa Vajragarvi…Vajrasattvatmika (Dorje Nyema), Dharmadhatvishvari, Ghantapani, vị phẫn nộ Diptacakra, Vajratopa, Vajrabhrikuti, và những vị khác…

6. Jambala (Dzambala)

Jambala (còn gọi là Dzambala) là Chúa tể của thịnh vượng và là một thành viên chính trong Bảo sinh bộ.

Theo thần thoại Hindu, Jambala được biết đến là Kuver. Được coi  là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.

Về hóa thân của Quán Thế Âm, chuyện kể rằng Lama Atisha, một vị thầy tôn kính của  truyền thống Gelug-pa (dòng mũ vàng), đang tản bộ trong Bồ-đề-đạo-tràng khi ngài bắt gặp một ông lão sắp chết đói. Lama Atisha rất buồn cho thảm cảnh  của ông lão. Lama Atisha không có chút thức ăn nào để bố thí cho ông lão, nên đã ngay lập tức cắt thịt của mình để cho ông lão. “Làm sao tôi có thể ăn thịt của một vị tăng?” Ông lão từ chối ăn thịt ngài. Lama Atisha nằm xuống, cảm thấy một nỗi buồn và bất lực thì  một luồng sáng trắng đột nhiên xuất hiện trước ngài. Đó là đức Quán Thế Âm nghìn tay, Ngài nói với Atisha, Ta sẽ hóa thân thành Jambhala, Một vị Phật của sự giàu có để cứu khổ chúng sinh. Ta sẽ làm dịu bớt sự nghèo khổ của họ để họ sẽ không bị phân tâm khỏi sự thực hành lòng từ .

Ai cũng muốn có tiền! Như mọi người biết, khi một ai đó giàu, thật dễ dàng để không ích kỷ và phát triển lòng bao dung. Màu da vàng kim thịnh vượng của Ngài đại diện sự tăng trưởng và phát triển: trong ngắn hạn, Ngài có thể mang đến cho chúng ta của cải vật chất và giúp đỡ chúng ta khỏi nghèo túng, nhưng quan trọng hơn, pháp hành trì  hay lòng lòng sùng mộ Ngài có thể mang cho chúng ta sự giàu có tâm linh và phát triển cá nhân để trở thành người hoàn thiện hơn. Như với tất cả các vị Phật, pháp tu tập của ngài có thể giúp chúng ta tiến đến đạt được giác ngộ tối hậu. Bởi vậy, mục đích sùng mộ hay hành trì theo Jambala là để loại trừ những nỗi bất an, lo lắng về tiền bạc để không bị phân tâm bởi sự nghèo khổ và thiếu thốn về tài chính. Cách tốt nhất để thỉnh cầu sự giúp đỡ của Jambala là liên tục cúng dường nước lên Ngài. Nếu có thể, cố gắng trong lúc đó đọc những thần chú thích hợp, và sau đó sự thực hành sẽ vô cùng mạnh mẽ.

Dáng của ngài thấp, béo và khỏe, xuất phát từ một thời đa số tin rằng to béo đồng nghĩa với sự giàu có và sang trọng. Gương mặt ngài mang một vẻ kiêu hãnh và ngồi trong tư thế vương giả.

Dáng vẻ vương giả thanh thoát ngụ ý rằng Dzambala tự do trong luân hồi thông qua sự thực hành và thành tựu của Ngài, Ngài cũng có được tất cả tiền bạc, danh tiếng và sự thịnh vượng của vũ trụ và không phải trải qua nỗi khổ nữa. Ngài có đủ điều kiện có thể nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn, Ngài có mọi thứ ngài cần! Ngài chỉ cho chúng ta làm thế nào sự tu dưỡng của chúng ta theo Ngài có thể dẫn chúng ta tới giác ngộ, nơi chúng ta có thể có mọi thứ chúng ta muốn một cách đúng nghĩa. Cúng lúc, Ngài bước lên một cái vỏ ốc bằng chân phải với ý nghĩa là mặc dùng ngài đạt sự thịnh vượng tột đỉnh, Ngài vẫn ở bên trên nó và sẽ không cho phép sự trói buộc của luân hồi khuất phục Ngài nữa.

Dzambala cầm một trái cây (hay ngọc như ý tỏa sáng) trong tay phải để thấy rằng nếu chúng ta theo sự tu tập của ngài, chúng ta có thể gặt hái kết quả từ  những nỗ lực của bản thân để đạt tới  thành tựu và giác ngộ. Trong tay trái, ngài cầm một con cầy, theo cách hiểu của người Ấn Độ cổ là dấu hiệu những điều tốt lành đang đến. Con cầy phun ra viên ngọc như ý tuyệt đẹp, quý giá, và cả hai đều thu hút chúng ta tu tập Dzambala với lời hứa của sự thịnh vượng ngay tức thì.

Sự gia trì của đức Dzambala  và giá trị pháp hành trì của ngài là toàn khắp. Việc giữ một hình ảnh hay bức tượng của ngài, hay việc tặng một bức tượng Dzambala như một món quà sẽ rất lợi lạc cho bất kỳ ai và bất kỳ nơi nào

Năng lượng tinh thần ở dạng âm thanh của Ngài có thể giúp chuyển hóa tâm thức (thần chú):

OM ZAMBALA ZALENDHRAYE SOHA

Qua thời gian, không chỉ có một mà là năm vị Jambala, mỗi vị có một thần chú và pháp thực hành riêng để giúp loại bỏ sự nghèo khó và tạo nguồn tài chính ổn đinh.Xem bức thangka Năm vị Jambala và Virupasha) Cách tốt nhất để tỏ lòng sùng mộ Jambala là liên tục cúng dường nước tới các ngài. Nếu có thể, cố gắng đọc cùng những thần chú thích hợp, và sau đó sự sùng mộ và thực hành sẽ vô cùng mạnh mẽ. Về năm vị Jambala và thần chú của các ngài , xem bài Năm vị Jambala (Dzambhala) và Thần chú để đọc về năm vị Jambala thịnh vượng,

1) Jambala Vàng (Dzambala)
2) Jambala Trắng(Dzambala)
3) Jambala Đen(Dzambala)
4) Jambala Lục(Dzambala) và
5) Jambala Đỏ(Dzambala).

Mời bạn đón đọc phần tiếp theo vào ngày 11/05/2017.

Xem các phần trước:

Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 1: 5 vị Chư Phật

Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 2: 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn

Trả lời