Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 4: 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn (tiếp theo)

Shop Hoa Vô Ưu xin được giới thiệu một số thông tin về 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn:

  • Văn Thù Sư Lợi (Manjushri)
  • Quán Thế Âm (Avalokiteshvara, Kuan Yin, Chenrezig)
  • Địa Tạng (Ksitigarbha)
  • Kim Cương Thủ (Vajrapani)
  • Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva)
  • Jambala
  • Vajrayogini – Kim Cương Du Già Nữ
  • Vajrakilaya – Kim Cương Phổ Ba
  • Lục Độ Phật Mẫu Tara (Green Tara)

7. Vajrayogini – Kim Cương Du Già Thánh Nữ

Kim Cương Thừa Phật giáo dạy rằng hai giai đoạn trong thực thành Vajrayogini (giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện) vốn được dạy bởi Đức Phật Vajradhara. Ngài hóa hiện trong hình tướng của Heruka để giảng về Tantra gốc Chakrasaṃvara, và chính tantra này đã giảng giải về thực hành Vajrayogini. Tất cả các dòng truyền thừa về Vajrayogini đều dẫn tới nguồn gốc này. Trong những dòng truyền này, có 3 dòng được thực hành phổ biến nhất: Dòng Narokhachö được truyền từ đức Vajrayogini tới Naripa; dòng Maitrikhacho truyền từ Vajrayogini tới Maitripal; và dòng Indrakhacho được truyền từ Vajrayoginī tới Indrabodhi.

Vajrayoginī được quán tưởng trong thân tướng nữ 16 tuổi màu đỏ trong và đậm, với con mắt thứ ba của trí tuệ dựng đứng trên trán. Vajrayoginī thường được hình dung trong trang phục của một dakini với một con dao kim cương bên tay phải và một chén sọ người bên tay trái với đầy máu mà Người đang uống với miệng đang ngửa ra. Phối ngẫu của Người, Chakrasamvara được biểu tượng bởi một cây trượng trên vai trái của Người. Cây trượng này khảm một chày kim cương và treo một chiếc trống damaru, một cái chuông và một lá cờ ba nhánh. Chân phải của ngài dẫm lên ngực của một Kalaratri màu đỏ, trong khi chân trái dẫm lên trán của một  Bhairava màu đen, ấn đầu hắn về phía sau chạm vào lưng ở khoảng ngang ngực. Đầu Ngài đeo một vương miện 5 so người và Ngài đeo một chuối vòng cổ gồm 50 đầu lâu. Ngài được miêu tả đang đứng ở trung tâm của ngọn lửa trí huệ sáng rực.

Mỗi phần của Vajrayoginī và mandala đều mang một ý nghĩa tâm linh. Ví dụ, màu đỏ thân thể là biểu tượng của ánh sáng nội nhiệt Tummo. Một khuôn mặt biểu tượng rằng Ngài đã chứng ngộ mọi hiện tượng là một vị trong tính Không. Hai tay thể hiện sự chứng ngộ hai sự thật. Ba mắt thể hiện ngài có thể nhìn rõ quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngài nhín về tịnh độ Kechara, thể hiện sự chứng đắc tịnh độ bên trong và bên ngoài, và ngài có thể dẫn những người đi theo đến chứng đắc này. Con dao cong trong tay phải thể hiện năng lực của ngài trong việc cắt đứt dòng tương tực của ảo tưởng và chướng ngại cho những người đi theo và mọi chúng sinh. Uống máu từ cốc sọ người trong tay trái thể hiện  chứng ngộ của Ngài trong tịnh quang và đại lạc.

Trong thân tướng Vajravarahi, được biết đến với tên Heo Nái Kim Cương, ngài được miêu tả với một đầu lợn ở bên người như một đồ trang sức và trong một thân tướng khác là chính ngài mang đầu lợn. Vajrayoginī thường được liên hệ tới việc chiến thắng ngu si, bởi lợn tượng trưng với si trong Phật giáo.

Theo Geshe Kelsang Gyatso, thực hành Vajrayoginī tương đối dễ so với các bổn tôn Tối Thượng Du Già khác và phù hợp với hành giả thời hiện đại.

“Các hướng dẫn thực hành Vajrayoginī chứa đựng các thiền định rõ ràng và sáng sủa và tương đối dễ thực hành. Thần chú khá ngắn và dễ đọc, và sự quán tưởng của mandala, bổn tôn và mandala thân thể khá đơn giản so với các bổn tôn Tối Thượng Du Già khác. Kể cả những hành giả với năng lực hạn chế và ít trí tuệ cũng có thể làm những thực hành này mà không có khó khăn lớn nào. Thực hành Vajrayoginī nhanh mang tới sự gia trì, đặc biệt trong thời mạth páp. Có nói rằng trong thời này, việc nhận gia trì từ các bổn tôn khác rất khó khăn, nhưng ngược lại với Heruka và Vajrayoginī – càng mạt pháp thì hành giả lại càng dễ nhận được sự gia trì của các ngài.

8. Vajrakilaya – Kim Cang Phổ Ba

Vajrakilaya – Kim Cang Phổ Ba

Vajrakilaya
(Kim Cang Phổ Ba)

  1. I) Đôi điều về phẫn nộ tôn Vajrakilaya

Vajrakilaya (Kim Cang Phổ Ba) còn được gọi là Vajrakumara (Kim Cang Đồng Tử) có nghĩa là tuổi trẻ bất diệt. Ngài có 3 đầu, 6 cánh tay và 4 chân, là đại diện cho tam thân ( Pháp thân, Báo Thân, Hoá Thân), lục độ Ba La Mật ( Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền Định, Trí Tuệ – Bát Nhã ) và Tứ Vô Lượng tâm ( Từ, Bi, Hỷ, Xả ). Ngài mang trên người tám món trang sức thường thấy của phẫn nộ tôn và đôi cánh hùng mạnh để tượng trưng cho những hành động nhanh chóng của ngài. Vị minh phi phối ngẫu của Vajrakilaya được gọi là Khorlo Gyedunma.Thân thể của bà mang màu xanh da trời, tượng trưng cho sự bất động và bất biến.
Vajrakilaya là một hoá thân phẫn nộ của Vajrapani (Kim Cang Thủ), còn phối ngẫu của ngài là hoá thân của Tara Xanh (Lục Độ Mẫu). Vajrapani là biểu tượng cho sức mạnh của chư Phật, còn Tara Xanh là biểu tượng của tất cả hoạt động tánh giác của chư Phật.

  1. II) Chân dung Vajrakilaya (trong quán tưởng)

 

Vajrakilaya là một hộ thần mang tính khuôn mẫu trong truyền thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng. Và sẽ nói ở phần sau, Kila hay Kilaya là một con dao găm có dạng tam giác, là đại diện cho thực tế tận cùng của ba cánh cửa giải thoát – tính trống rỗng, sự độc nhất, vô sở cầu – là sự đồng nhất của Tam Thân Phật, các năng lực này được huy động hết tất cả vào tại một điểm để chiến thắng tất cả mọi tội lỗi và chuyển hoá nó thành tốt lành. Sự thờ cúng Vajrakilaya vốn rất nổi tiếng ở Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ và Trung Quốc. Tương truyền rằng những người sùng mộ nói chung khẩn cầu và thờ cúng vị hộ thần đầy quyền năng này để được bảo vệ khỏi những thế lực hắc ám và các linh lực ma quỷ, và cũng để dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức bí ẩn.

Ngài Kim Cang Thủ

Màu xanh đậm của làn da Vajrakilaya cho thấy trong sự hợp nhất khủng khiếp với phối ngẫu của ngài (trí tuệ – Prajna). Ngài đang nhảy múa một cách ngây ngất trong khi ôm phối ngẫu của mình. Cùng nhau, các ngài đại diện cho sự hợp nhất giữa trí tuệ ( nữ ) và phương tiện thiện xảo ( nam), và là những hoạt động của lòng bi mẫn. Biểu lộ của cả hai ngài đều là cực kì đáng sợ. Các ngài dẫm đạp lên một thân nam và một thân nữ đang nằm úp xuống, tượng trưng cho sự chiến thắng của các ngài trước những ảo tưởng.

Vajrakilaya với ba đầu, sáu tay và bốn chân. Ngài ôm phối ngẫu của mình bằng hai cánh tay chính yếu, và cũng dùng chúng để nắm giữ con dao găm tam giác kila – cũng còn được gọi là phurba – (trong cùng biểu hiện như khi ngài ở trạng thái không có phối ngẫu). Hai tay phải còn lại của ngài nắm giữ những chiếc chày kim cang, tay trái ở trên thì biểu thị những cử chỉ đáng sợ, còn tay trái ở dưới thì cầm một chiếc chĩa ba khatvanga.

Ba đầu của ngài (mỗi đầu có 3 mắt) đều đội vương miện đầu lâu cùng với trang sức. Tóc của ngài được xoã tung, tuy nhiên tại vị trí giữa đầu ngài thì được thắt lại bằng một cái nút được trang trí bằng một nửa chày kim cang và con rắn. Ngoài ra còn có một con Garuda (Kim Xí Điểu) đang bay cùng với một con rắn ở trên đỉnh tóc của ngài. Hơn thế nữa ngài còn trang hoàng trên mình một chuỗi tràng hạt dài mà các hạt được kết bằng nhiều đầu người, da voi, da người, cái váy bằng da hổ, và các trang sức – khuyên tai, vòng đeo tay, những chiếc xuyến và vòng đeo chân – bằng vàng được thiết kế một cách sắc sảo.

Phối ngẫu của ngài (Trí Tuệ) thì được ôm sát vào ngài. Tay phải của bà quấn quanh cổ của ngài, và bà nâng chén sọ bởi tay trái của mình, và dâng lên ngài từng ngụm tiên dược trường sinh được chứa đựng trong đó. Chân phải của bà thì được thả dọc theo chân ngài, trong khi chân trái thì được quấn ngang eo của ngài. Bà cũng trang hoàng trên mình một cái vương miện đầu lâu cùng với nữ trang, một chuỗi hạt dài mà mỗi hạt là một cái sọ người, chiếc váy bằng da báo và những trang sức bằng vàng ròng.

Đức Tara Xanh – Hóa thân phối ngẫu Vajrakilaya

Có lửa bảo vệ và những đám mây ở phía sau lưng của ngài. Pháp thân Phổ Hiền trong trạng thái phối ngẫu thì ngồi trên những đám mây đó cùng với những tia sáng và cầu vồng. Sự bùng cháy và xoắn của ngọn lửa đằng sau Vajrakilaya thì còn được miêu tả như là kalagni, có nghĩa là “ngọn lửa thời gian”. Văn chương mà nói thì là “ngọn lửa tại thời điểm tận cùng”, dựa theo quan niệm Phật giáo thì đó là ngọn lửa tiêu huỷ toàn bộ vũ trụ tại cuối đại kiếp này.

III) Khai thị về thực hành Vajrakilaya

 

 

Vajrakilaya, hay kila, có nghĩa là một thứ gì đó sắc nhọn, một thứ dùng để đâm, chọc xuyên qua các thứ khác, đại loại như là một con dao găm. Một con dao găm mà nó quá bén đến mức có thể đâm xuyên mọi thứ, trong khi không thể có cái gì đâm xuyên qua được. Sự sắc bén và năng lượng xuyên thủng mọi thứ này là những gì được sử dụng trong thực hành và là phương pháp quan trọng nhất trong những phương tiện vô lượng không thể tính đếm của Kim Cang Thừa.

Vajrakilaya là một trong những bổn tôn phổ biến nhất được biến đến khi dùng để tiêu diệt những chướng ngại. Guru Rinpoche đã đạt được giác ngộ thông qua sự thực hành Yangdag Heruka, tuy nhiên trước đó ngài đã phải thực hành Vajrakilaya để dẹp, cũng như làm sạch những chướng ngại, và sau đó, thông qua đó, ngài thực hiện những phần còn lại và đạt được những gì ngài mong muốn. Do vậy, Vajrakilaya được biết đến thông qua sự dọn sạch những chướng ngại.

Vajrakilaya được biết đến như là những hiện thân của tất cả mọi hoạt động của chư Phật. Khi nói đến Vajrakilaya, thì chúng ta còn được biết đến ngài như là một hoá thân phẫn nộ của Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa)

Kim Cang Tát Đỏa

Có rất nhiều, rất nhiều đạo sư vĩ đại trong cả Ấn Độ và Tây Tạng, nhất là Tây Tạng thực tập về Vajrakilaya, đặc biệt là ở dòng truyền Nyingma (Cổ Mật), cũng có ở dòng truyền Kagyu và trong dòng truyền Sakya. Ở trong cả ba truyền thống Sakyapa, Tsharpa, Ngorpa. Hộ thần chính của dòng truyền Sakya ngoài Hevajra (Hỷ Kim Cang) là Vajrakilaya. Cho tới ngày nay, một trong những thực hành chính yếu của đức pháp vương Sakya Trizin cũng là Vajrakilaya.

Vajrakilaya không phải chỉ là một bổn tôn bình thường. Mà là tất cả, là một con đường hoàn thành từ ngondro (các pháp dự bị tu tập) cho tới thiền định phát triển và thiền định hoàn thiện. Pháp này có một con đường toàn vẹn riêng của mình. Có rất nhiều giáo pháp quý báu dựa trên nền tảng Vajrakilaya. Ví dụ như là những kho tàng giáo lý từ Jigme Lingpa, Ratna Lingpa và Nyang-rel Nyima Ozer. Không chỉ là những giáo lý ẩn tàng, mà trên thực tế vẫn có tại những dòng truyền ở Ấn Độ. Có Hevajra Tantra, cũng như có Vajrakilaya Tantra. Jamyang Khyentse Wangpo, H.H (Pháp Vương) Dilgo Khyentse Rinpoche, Dudjom Rinpoche, đều là những Lạt Ma vĩ đại. Trong truyền thống của Kaguy và Nyingma đều có những sadhana thực hành Vajrakilaya riêng của mình.

Khi nói về Vajrakilaya, chúng ta nói về bốn loại dao : dao Chất liệu , dao Bi mẫn , dao Bồ Đề Tâm, và dao Trí Tuệ.

  • Dao găm Chất liệu, thông thường được làm bằng những loại gỗ hoặc sắt, thép chất lượng, và đã được ban phước ở trong những buổi lễ ban phước, quán tưởng. Giữ nó bên mình và dùng nó chủ yếu để xuyên thủng mọi chướng ngại.
    Dao găm Bi mẫn cơ bản là sự thực hành từ bi, và các đối tượng để dao găm đâm vào đó là chúng sanh. Bạn phải đặt nó lên chúng sanh.
    • Và có thực hành Bồ Đề Tâm, dao găm Bồ Đề Tâm, đây là một dạng chính yếu khác của thực hành liên quan giữa Bồ Đề và vô thượng Bồ Đề lại với nhau. Ta dùng dao găm này đâm vào phương tiện.
    • Trí tuệ và phương tiện, phương tiện chính là đối tượng. Đây là điều phức tạp nhất.Và cuối cùng, con dao quan trọng nhất là con dao của trí tuệ. Con dao này, trí tuệ, là toàn bộ giáo pháp Ati-yoga, như là giáo lý Dzogchen ( Đại Toàn Thiện), và con dao này được dùng để đâm vào sự vô minh.

Đạo sư vĩ đại Mipham Rinpoche [1846-1912] đã cô đọng lại ý nghĩa của Vajrakilaya như sau:

Như là trạng thái tự nhiên của mọi hiện tượng
Đây là sự tự do toàn thiện vĩ đại trước nhị biên.
Trạng thái tự nhiên đó được nhận biết thông qua sự tỉnh giác riêng lẻ.
Đó chính thực là Kila – trí tuệ của sự tỉnh giác.

Nó được gọi là Vajra – trí tuệ bất nhị – bất hoại,
Và được gọi là Kumara (Đồng Tử) vì trạng thái tự nhiên bất biến, và tự tại trước sự huỷ hoại.
Trạng thái Phật tánh nguyên thuỷ tràn ngập khắp,
Là nơi an trú cho tất cả chúng sinh.

Thông qua những giáo lý khẩu truyền thiện xảo được thượng sư chỉ bảo.
Và thông qua những yoga về việc nhận ra bản chất nền tảng của tâm.
Sự hiển thị của luân hồi và Niết Bàn đều nằm dưới sự kiểm soát,
Thông qua việc đâm thủng các hiện tượng với sự tỉnh giác của Kila.

Như vây, sự tin tưởng khôn ngoan này có thể phá huỷ những ảo tưởng về luân hồi và Niết Bàn.
Rút lấy sự sống của những thế lực của sự đảo điên mà khó có thể điều ngự.
Nó làm ngập tràn không gian hạnh phúc bởi Bồ Đề Tâm,
Và nó làm hoàn hảo sự xuất hiện và tồn tại các mandala của mạng lưới phép màu.

Ema! Tất cả những chúng sinh có thể thực hiện pháp yoga của Kila :
Hoạt thần tối cao của tất cả chư Phật,
Cùng với quyến thuộc là những trưởng tử tối thượng và các phẫn nộ tôn khác.
Đạt được sức mạnh thông qua sự trống rỗng của luân hồi và Niết Bàn
Và tất cả có thể đạt được tới đẳng cấp của đấng Đại Vinh Quang,
trong ngay chính cuộc sống này.

  1. IV) Một số kết quả khi thực hành Vajrakilaya

– Khi xuất thần :

  • Thăng hoa những cảm xúc, có thể đi kèm với nó là sự không thể kiềm chế được khóc hoặc cười lớn.
    • Cảm giác bay bổng
    • Có những kinh nghiệm xuất thần ( bên ngoài thân thể )
    • Cảm thấy yên bình và tĩnh tại tột bậc
    • Những cảm giác ngất ngây của thân thể
    • Sự thấu hiểu tinh thần (nội tại) sâu sắc
    • Cảm thấy trái tim rộng mở
    • Cảm thấy lòng bi

– Thay đổi :

  • Tăng trưởng sự tin tưởng
    • Giảm được sự lo lắng
    • Cảm xúc vững vàng hơn, kiên cố hơn
    • Có những giấc mơ tiên tri, giải đoán
    • Quan kiến rộng rãi hơn
    • Ban phát năng lực khi tương tác với những người khác
    • Có được sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống
  1. V) Về Puja của Vajrakilaya

Tất cả các trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta, dù là tốt hay xấu, đều không phải là tình cờ. Chúng xảy đến bởi vì những nhân và duyên. Trong Phật giáo, điều này được biết đến như là nghiệp hay là luật nhân quả. Những gì chúng ta trải qua ngay bây giờ hoặc là sẽ trải qua trong tương lai đều phụ thuộc vào những gì chúng ta làm trong quá khứ, trong cuộc đời này và ở những cuộc đời trước. Những nghiệp quả của chúng ta như là những suy nghĩ, lời nói, hành động, sẽ định hướng cho những gì trong hiện tại và tương lai mà ta sẽ gặp phải.

Như trong cuộc sống đời thường, ví như những công việc của bạn thành công hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào nghiệp của riêng bạn và cộng nghiệp của những người xung quanh. Không hiểu điều này, chúng ta thường thì bối rối vì sao ta đã làm những điều đúng, nhưng những thứ đó vẫn trở nên rất sai. Cùng nguyên lý đó áp dụng cho cuộc sống gia đình và xã hội của chúng ta. Những chướng ngại trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong sự thực hành Pháp đều là sự chín mùi của nghiệp xấu hoặc là những tạo tác của thân khẩu ý ở vô lượng đời trước.

Nhằm tránh những nghiệp xấu và tạo nhiều nhân duyên thù thắng, thuận lợi, chúng ta cần gom góp phước báu.

Sự thực hành Vajrakilay là thuộc bộ Tối Thượng Du Già và có năng lực một cách đặc biệt đối với việc những dẹp chướng ngại. Dilgo Kyentse Rinpoche đã nói : “Mặc dù Đạo Sư Liên Hoa Sanh đã hoàn thành những Hộ Thần như Yangdak, Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương) và Chemchok Heruka, nhưng khi có trở ngại và khó khăn, thì ngài luôn luôn trở lại dùng Vajrakilaya”. Thậm chí đức Đạt Lai Lạt ma cũng trân quý Vajrakilaya như Bổn Tôn Hộ Thần của ngài.

Chemchok Heruka

Trong các lễ Puja, chắc chắn đã bao gồm tất cả cố gắng của những người lập lễ, thông qua quán tưởng, thông qua thần chú và ấn khế.Không phải là một ai đó bình thường đã nói, mà chính Guru Rinpoche cũng đã tự nói rằng : Ở nơi nào có lễ ( Puja) Vajrakilaya được tổ chức, thì nơi chốn đó sẽ trở thành thịnh vượng, và được giải phóng khỏi tất cả những đau khổ cả bên ngoài lẫn bên trong, đặc biệt là những đau khổ, ràng buộc bên trong và những đau khổ nội tại bí mật.

Những ai có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Vajrakilaya hoặc có sự kết nối với Vajrakilaya thì sẽ dần dần hoặc ngay lập tức tiêu trừ các chướng ngại. Và kết quả cuối cùng, là sẽ sớm đạt được tới trạng thái của Vajrasattva một cách nhanh chóng

Mã Đầu Minh Vương

Namo Gurube
Namo Buddhaya
Namo Dharmaya
Namo Sanghaya

Nam mô Đức Bổn Sư Tubden Lungrig Jamtsho Rinpoche. Vì lợi lạc cho tất cả và nhất là nhân duyên đặc biệt với chúng sinh cõi này, nên ngài đã tái sinh lại vào cõi Ta Bà đến nay là lần thứ 3. Ở Tây Tạng mọi người gọi ngài là Phật sống. Thật vậy, ngài chính là một hoá thân của đấng Đại Vinh Quang A Di Đà.

Thiện Duyên có may mắn được diện kiến thầy, lại được thọ nhận đầy khắp ân phước của dòng truyền thông qua các lễ quán đảnh truyền pháp của thầy.

Sự hoan hỉ này chỉ có thể diễn đạt thông qua sự tri ân đến những huynh đệ Kim Cang Thừa luôn ở bên Thiện Duyên và hết lòng giúp đỡ Thiện Duyên trong việc cầu, học pháp.

Nay với bài viết này, Thiện Duyên và các bạn đồng học chỉ có một mong muốn là góp phần sức nho nhỏ của mình cho mọi hành giả Phật giáo và nhất là những hành giả của Kim Cang Thừa biết rõ hơn về Vajrakilaya – một yidam hùng mạnh của dòng truyền Nyingma, có thể đem lại giác ngộ một cách nhanh chóng cho người hành trì.

Xin nguyện dưới thần lực, cũng như sức phương tiện không thể nghĩ bàn của Vajrakilaya, tất cả chúng sinh đều sớm rốt ráo viên thành Phật đạo….

Mọi sai sót nếu có đều là do người biên soạn, mọi công đức nguyện hồi hướng đến khắp tất cả chúng sinh.

Thiện Duyên

Tái bút: Vì đây là bài viết nhằm để cúng dường tới thượng sư của Thiện Duyên. Do vậy xin các huynh đệ đồng đạo nào có nhã ý trích dẫn, xin ghi lại nguồn trích dẫn.

– Trước là nhằm giúp Thiện Duyên trong việc xưng tán công đức đối với Bổn Sư.

– Sau thì cũng như là giúp cho những hành giả khác tiện bề liên lạc nếu có thắc mắc hoặc đóng góp cho bài viết được vẹn toàn hơn.

 

Mời bạn đón đọc phần cuối vào ngày 12/05/2017

Các phần trước:

Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 1: 5 vị Chư Phật

Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 2: 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn

Giới thiệu các vị Phật, Bồ Tát, Hộ pháp – Phần 3: 9 vị Chư Bồ Tát – Bổn Tôn (tiếp theo)

Trả lời